Tết trung thu ở Việt Nam

01/08/2019 15:00 539 views Chuyên mục: Tổ chức Trung Thu
Rate this post

Tết trung thu từ lâu đời nay đã trở thành một nét văn hóa đẹp, đặc sắc của nước ta được gìn giữ, lưu truyền và không thể thiếu được vào mùa trăng rằm tháng tám.

Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam

Tết trung thu ở Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam. Theo các nhà sử học và văn hóa thì nghiêng về quan điểm ngày lễ này xuất phát từ Trung Hoa từ thời Xuân Thu và trải qua quá trình du nhập văn hóa Hán đến nước ta. Có ba truyền thuyết được lưu truyền nhiều nhất để nói về trung thu đó là Hằng  Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích chú Cuội ở Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ thì hình ảnh tết trung thu đã xuất hiện ở trống đồng Ngọc Lũ ở Việt Nam. Vào năm 1121 thời nhà Lý thì tết trung thu đã được tổ chức tại kinh thành Thăng Long với các lễ hội đua thuyền, múa rối nước và  rước đèn. Từ đó, cứ mỗi dịp rằm tháng tám, tết trung thu lại được tổ chức và lan rộng ra đến mọi tầng lớp nhân dân. Các hình thức tổ chức càng ngày càng phong phú, mọi người ngắm trăng thưởng ngoạn,vui đùa, bày cỗ để mừng khí trời hài hòa, chờ đợi mùa màng thu hoạch.

Tết trung thu ở Việt Nam còn được gọi là tết thiếu nhi, tết trông trăng hay là tết hoa đăng. Các hoạt động văn hóa vào ngày lễ này được thể hiện ở nhiều hoạt động độc đáo và vô cùng đặc sắc, mang nhiều dấu ấn phong tục tập quán dân gian sâu đậm.

Cúng Trăng (tế nguyệt)

vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, khi trăng đã lên cao,  tròn và tỏa sáng thì lễ cúng thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, bánh ngọt hình mặt trăng hay còn gọi là bánh đoàn viên. Bởi lẽ theo quan niệm dân gian thì tết trung  thu là ngày mà các thành viên trong gia đình ngồi đoàn tụ, cùng ăn bánh, ngắm trăng và thưởng ngoạn.

Ngắm trăng

Trăng rằm tháng tám được xem là đẹp nhất. Bởi vào giữa thu, khí trời mát mẻ, hài hòa, khung cảnh nên thơ, ngắm nhìn chị Hằng tuyệt đẹp là một cái thú vui. Người nông dân tôn thờ mặt trăng và hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn cho vụ mùa sắp tới. Trẻ em thì luôn tin rằng sẽ có phép màu xuất hiện vào ngày lễ trung thu. Rằng chị Hằng và chú cuội sẽ ban phát những gói quà cho chúng, trao cho chúng những ước mơ tốt đẹp.

Hình tượng trăng đã đi vào thi ca, đặc biệt là vào thời nhà Đường với vô số những tuyệt tác để đời. Vào dịp trung thu, khí chất và tinh thần con người căng đầy, phấn chấn, ngắm trăng và vẽ nên những bức họa, làm thơ, sáng tác nhạc để cảm cái đẹp của thiên nhiên đất trời để thỏa cái chí lãng du tiên cảnh.

Rước đèn

Trẻ em với những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân đủ màu sắc tung tắc quanh xóm tạo nên sự rộn ràng và đầy náo nhiệt. Tết trung thu chính là không gian vui chơi đầy lý thú và bổ ích cho thiếu nhi. Bọn trẻ mặc sức tung tăng chào đón chị Hằng và thả ước mơ của mình vào những suy nghĩ non trẻ. Sự vô tư và đầy chất thơ chưa vướng vào những lo toan của chúng thực sự là những phút giây vô cùng đáng nhớ.

Lễ rước đèn ở nhiều nơi còn được tổ chức quy mô và hoành tráng với sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, trở thành một sân chơi lớn cho tất cả mọi người.

Múa lân, múa sư tử

Dịp trung thu là lúc mà các đoàn múa lân, múa sư tử phô diễn những kỹ năng của mình. Người lớn trẻ nhỏ đi theo sau, trống kèn rền vang tạo nên một không khí rất tuyệt vời. Theo tâm linh, múa lân vào dịp trung thu để cảm tạ trời đất, mang đến may mắn, bình an, phước lộc cho tất cả mọi người.

Tặng quà , bánh

Trung thu, người lớn sẽ tặng quà cho trẻ nhỏ. Đó là đèn, trống, bánh, đồ áo mới để các bé vui chơi và cảm nhận được ý nghĩa của ngày lễ. Người lớn tặng nhau những gói bánh, lời chúc và cùng nhau phá cỗ.

Tặng quà là nét đặc sắc đối với ngày lễ trung thu. Ở mọi nơi, người người, nhà nhà đã chuẩn bị quà từ trước đó cả tháng trời cho người thân của mình.

Xem thêm: Tìm hiểu về tết trung thu, nét văn hóa đặc sắc của người Á Đông

Thăng Long Event là đơn vị tổ chức sự kiện đẳng cấp hàng đầu luôn đồng hành với các doanh nghiệp, cơ quan ban ngành để biến trung thu thành một ngày lễ ý nghĩa, độc sắc cho tất cả mọi người.

THĂNG LONG EVENT
Phòng 708 – Tầng 7 – Tòa nhà Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Hà Nội
Hotline: 0973819898 – 0888645393
Điện thoại: 02438322558 – 02439322832

Tin liên quan

 

Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Thăng Long

Bạn có thể để lại thông tin bằng form dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại khi nhận được

Liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng hoặc hỗ trợ trực tuyến để có thông tin mới nhất

Địa chỉ:

Phòng 708 - Tầng 7 - Tòa nhà Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Hà Nội

Hotline:
0973 819 898
Online Support: